Công viên Nghĩa trang Thiên Đường được xây dựng theo mô hình công viên tâm linh chất lượng cao. Công viên được đặt tại xã Lang Quán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Khởi công từ năm 2021, đến nay Công viên đã hoàn thành đến trên 90% tiến độ dự án và đã đón tiếp khách tham quan từ cuối năm 2022.
Tại Thiên Đường – Công viên tâm linh cao cấp hàng đầu Việt Nam, quần thể Đại Tượng Phật được coi là điểm nhấn quan trọng nhất. Trong số đó, không thể không kể đến tượng Quán Thế Âm Bồ Tát.
Quán Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của sự từ bi, cứu khổ, cứu nạn. Hình tượng của Ngài rất đỗi thân thuộc với người dân Việt, bởi vậy hầu như các ngôi chùa ở Việt Nam đều thờ tôn tượng Ngài. Và tại quần thể Công viên Nghĩa trang Thiên Đường, tôn tượng của Quán Thế Âm Bồ Tát là một trong những bức tượng nổi tiếng nhất.
Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát tại Công viên Thiên Đường
Cách trung tâm thành phố về khoảng 9km, Tượng Phật Quán Thế Âm, tọa lạc trên đồi Thiên Đức, thuộc quần thể Công viên Nghĩa trang Thiên Đường, là một trong những bức tượng nổi tiếng tại Tuyên Quang.
Điểm nổi bật trong thiết kế tượng Quán Thế Âm Bồ Tát tại Công viên Thiên Đường
Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát tại đây được đúc từ bê tông cốt thép, cao 19m, trọng lượng gần 100 tấn, được các nghệ nhân điêu khắc kì công trong khoảng 8 tháng.
Đứng từ xa ngước nhìn lên sẽ thấy hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm nổi bật trên đài sen, phía sau là khung cảnh trời đất bao la, núi rừng hùng vĩ, tay Ngài đang rưới nước Cam Lồ với gương mặt hiền từ, toát lên tình yêu thương chúng sinh.
Tượng Quán Thế Âm được đúc hai mặt quay về hướng Đông – Tây
Các đường nét trên tôn tượng rất đẹp, mềm mại, tà áo nhìn sắc nét mà rất thần thái. Bức tượng màu trắng với vị thế nghiêm trang nổi bật giữa nền trời xanh thẳm, tạo thành một điểm nhấn hết sức thu hút mà không kém phần thanh tịnh tại Công viên Thiên Đường.
Theo Phật giáo, Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát là biểu tượng của sự tu luyện khổ hạnh và lòng từ bi. Mẹ Quan Thế Âm có thể thấy được hết những khổ đau, cơ cực trong biển mê của con người nơi nhân gian. Vì thấy và thấu hiểu hết những khổ đau đó nên Mẹ Quan Thế Âm sẽ giúp đỡ mọi người vượt qua những đau khổ để tìm được nguồn vui, niềm tin trong cuộc sống.
Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát còn có ý nghĩa răn dạy mọi người sống hướng thiện hơn. Gương mặt phúc hậu của Mẹ Quan Thế Âm mỗi khi nhìn lên sẽ giúp mọi người luôn nhắc nhở bản thân không làm những việc xấu, không làm những việc có lỗi với tâm can.
Nguồn gốc của danh xưng Quan Âm
Theo 1 truyền thuyết Phật Giáo, những ai khi đã tu thành chánh quả sẽ đạt được tới cảnh giới ngũ giác đồng quy, tức 5 giác quan hòa làm một, giúp họ có thể dùng tai để “thấy”, mắt để “nghe” và lưỡi để “ngửi”. Khi đó, họ sẽ được trao cho danh xưng là Quan âm, Quan Thế Âm hay Quán Thế âm.
Chính vì thế, Quan Âm Bồ Tát mang hình ảnh của 1 vị Đại sĩ luôn có thể “nhìn”, “cảm” và “nghe” được những tiếng ai oán, khổ đau thầm kín nhất của chúng sinh, từ đó giúp họ tai qua nạn khỏi, vượt ngàn thử thách bằng sự thần thông, quảng đại của mình.
Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát tại Công viên Nghĩa trang Thiên Đường
Ý nghĩa của Tượng Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát đứng trên đài sen
Từ xưa đến nay, trong giáo lý nhà Phật, hoa sen luôn là hình ảnh biểu trưng cho sự trong sạch, thuần khiết và hồi sinh. Hình ảnh Bồ Tát đứng trên đài sen là biểu tượng của Phật pháp vĩnh hằng và màu nhiệm.
Tại Công viên Nghĩa trang Thiên Đường, Bồ Tát Quán Thế Âm được tạc đứng trên đài sen, một tay cầm theo bình cam lồ, tay còn lại bắt ấn để phổ độ chúng sinh. Tương truyền, bình cam lồ chứa nước ngọt trong lành, nước trong bình tưới vào muôn vật thì tất cả đều được giác ngộ, thân thể trong sạch, tươi mới, giúp cho con người ở cõi tạm hay cõi âm cũng đều thoát khỏi luân hồi, đau khổ.
Để giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất về Công viên Nghĩa trang Thiên Đường, thứ 7 & chủ nhật hàng tuần, Thiên Đường tổ chức đưa đón tham quan MIỄN PHÍ, tất cả chi phí di chuyển đều do Thiên Đường hân hạnh đài thọ. Quý khách quan tâm và đăng ký tham quan vui lòng liên hệ Hotline 0919351155 hoặc truy cập trang web https://congvienthienduong.com.vn/.